CPU AMD Ryzen 9 7950X - CPU đầu bảng nền tảng AM5

Trên tay AMD Ryzen 9 7950X - CPU đầu bảng nền tảng AM5Ryzen 9 7950X hiện đang là vi xử lý cao nhất của nền tảng socket AM5, kiến trúc Zen 4 với tên mã Raphael. Đây là CPU được mở khóa hệ số nhân, bên dưới lớp IHS là 2 CCD đầy đủ - 16 nhân 32 luồng, hoạt động ở mức xung gốc 4.5 GHz, boost lên đến 5.7 GHz. Có thể nói nếu là fan đội đỏ và có nhu cầu lắp ráp desktop mạnh mẽ nhất hiện tại, Ryzen 9 7950X là lựa chọn hoàn toàn chính xác.
tren-tay-amd-ryzen-9-7950x-tinhte-4.jpg
Mức TDP của Ryzen 9 7950X mặc định là 170 W, và khác biệt so với những thế hệ trước, Zen 4 được AMD thay đổi cách tối ưu hiệu năng. Thay vì xung hay điện, CPU sẽ mặc sức “bung lụa” nếu như chưa chạm đến trần nhiệt. AMD đã quy định cho Zen 4 là 95 độ C, nghĩa là nếu chưa chạm đến mức này, vi xử lý sẽ không tự giới hạn chính nó. Ngoài ra, AMD cũng cho biết rằng họ chủ đích thiết kế Raphael để con chip có xu hướng tự điều chỉnh sao cho đạt được ngưỡng trần nhiệt, từ đó tối đa hóa hiệu năng. Nếu anh em đã quen với việc vi xử lý đời trước hoạt động ở mức nhiệt độ thấp lúc chạy tải nặng là tốt, thì ở Zen 4, mọi chuyện sẽ ngược lại. Khi có tác vụ nặng hay dựng hình, vi xử lý sẽ ăn thêm điện, boost thêm xung (nếu chưa tối đa) nhằm tăng hiệu năng. AMD nói rằng 95 độ C là mức nhiệt độ bình thường và Ryzen 7000 Series được thiết kế để hoạt động liên tục như thế mà không gặp bất cứ vấn đề gì.

AMD đặc biệt nhấn mạnh đến sự thay đổi trong cách thức hoạt động của Zen 4, vì chắc chắn sẽ có rất nhiều người dùng thắc mắc. Theo lý thuyết, nâng cấp tiến trình công nghệ tiên tiến hơn, con chip sẽ mát, nhưng khi nhìn vào thông số từ cảm biến, nhiệt độ của nó luôn tiến đến gần mức 95 độ C. Chính những lúc này, Zen 4 mới đang ở trạng thái tốt nhất, hay như AMD gọi là “sweet spot”.
 
AMD mang đến nhiều số 5 cho Zen 4, đầu tiên đây cũng là kiến trúc Zen thế hệ thứ 5 cho desktop, kế đó, nền tảng mới sử dụng socket AM5 với kiểu đóng gói LGA, tránh được nhiều rắc rối về chân CPU cho người dùng. Raphael chuyển hẳn sang hỗ trợ bộ nhớ trong DDR5 thế hệ mới, đoạn tuyệt với DDR4, đồng nghĩa với việc người dùng nền tảng cũ phải thay đổi khá nhiều, trừ bộ nguồn, ổ cứng và card đồ họa. Ngoài ra, Ryzen 7000 cũng hỗ trợ chuẩn PCIe 5.0 mang đến băng thông cao hơn, cho cả đồ họa lẫn lưu trữ. SSD PCIe 4.0 hiện nằm ở giới hạn khoảng 7 GBps, trong khi SSD mới dùng PCIe 5.0 có thể đạt đến khoảng 12 GBps, mức tăng vào khoảng 71%.
 
Cấu hình thử nghiệm
tren-tay-amd-ryzen-9-7950x-tinhte-1.jpg
  • CPU: AMD Ryzen 5 7600X, AMD Ryzen 9 7900X, AMD Ryzen 9 7950X
  • Mainboard: ASUS ROG Crosshair X670E Extreme
  • RAM: Kingston FURY Beast RGB DDR5-6000 EXPO 32 GB (2 x 16 GB)
  • Cooler: Thermaltake Toughliquid Ultra 240
  • VGA: AMD Radeon RX 6800 XT
  • PSU: Corsair RM850e
  • SSD: Kingston KC2500 500 GB
  • OS: Windows 11
Image
Lần này, nhờ cập nhật BIOS lên phiên bản 0705 (ngày 11/10/2022) mainboard ASUS ROG Crosshair X670E Extreme nên tình trạng khởi động chậm ở lần đầu tiên đã cải thiện rất nhiều. Mọi thứ dần trơn tru hơn và cũng trở lại như những gì mà trước giờ anh em đã quen khi sử dụng desktop. Mình không tinh chỉnh trong BIOS/UEFI để đảm bảo tính khách quan của kết quả, cũng như chắc chắn rằng khi anh em mua về và sử dụng đều có thể đạt được như thử nghiệm. Chắc chắn có những anh em hiểu biết và rành về các thiết lập, tinh chỉnh để tối ưu hóa, nhưng đa phần vẫn chỉ lắp ráp và sử dụng, vì vậy mặc định là kết quả tốt để người dùng tham khảo.

amd-ryzen-9-7950x-7-zip-tinhte.PNG
amd-ryzen-9-7950x-aida64-tinhte.PNG
amd-ryzen-9-7950x-blender-tinhte.PNG
amd-ryzen-9-7950x-cinebench-tinhte.PNG
amd-ryzen-9-7950x-cpu-profile-tinhte.PNG
amd-ryzen-9-7950x-cp-z-tinhte.PNG
amd-ryzen-9-7950x-geekbench-tinhte.PNG
Với mức giá chính thức thì Ryzen 9 7950X vẫn còn tương đối cao, ngoài ra việc thay đổi hoàn toàn nền tảng mainboard cùng bộ nhớ trong khiến cho tổng chi phí sở hữu khá đắt. Hiệu năng của Zen 4 thì không có gì để bàn cãi, mang lại làn gió mới không chỉ cho AMD mà còn cả thị trường desktop. Tuy nhiên IMC có lẽ vẫn cần nhiều cải tiến hơn nữa, do các phép thử của mình cho thấy hiệu năng DDR5 khi benchmark không ổn định. Theo cá nhân mình đánh giá, chi phí bỏ ra cho vi xử lý cần được giảm, ít nhất như đợt Black Friday vừa qua, để bù vào mainboard và DDR5 còn cao. Cả làm việc hay chơi game, Zen 4 nói chung và Ryzen 9 7950X đều dư sức đáp ứng nhu cầu, tuy nhiên có lẽ còn nhiều anh em vẫn làm “chờ thủ” cho Zen 4 kết hợp cùng 3D V-Cache để có hiệu năng game tốt hơn nữa.
 
NGUỒN: tinhte.vn
 
Chia sẻ:

Bài viết cùng danh mục:

Viết Bình luận

Danh mục sản phẩm